TÔI VÀ THỜI GIAN

TỰA
Khi thời gian ngưng động trong quả tim, con người có thể nhặt ra từ đó những viên ngọc có đủ kiểu dáng đầy mầu sắc. Trong từng viên ngọc ẩn dấu biết bao điều kỳ diệu về cuộc đời, nhiều điều kỳ diệu lặng lẽ đi vào dĩ vắng ẩn mình trong một khung trời ký ức mà người ta gọi bằng cái tên ý vị là “kỷ niệm”. Kỷ niệm nơi đong đầy những niềm vui nổi buồn. Và, từ khung trời kỷ niệm ấy một thế giới cảm xúc đã bùng lên. Khi thế giới cảm xúc bùng cháy sẽ làm chủ về khung trời không-thời gian, và thế giới cảm xúc sẽ chạm vào từng khoảnh khắc của cuộc sống. Sống trong thế giới cảm xúc chính là luôn luôn hiện hữu trong thời khắc hiện tại, buồn đó, vui đó, khổ đau và hạnh phúc cùng một lúc ùa vào xâm chiếm tâm trí của con người như làn gió mát tràn qua. Và, con người sẽ cảm thấy chính mình đang sống, đáng sống và sẽ sống trong cuộc đời luôn luôn biến chảy, và tìm ra những điều kỳ diệu nhất trong cuộc đời. Dẫu biết rằng, cảm xúc chỉ là như là cơn gió thoáng qua trên cuộc đời. Nhưng! Cảm xúc vẫn luôn là dòng nước mát tưới lên mảnh đời khô cằn của con người. Và, Hắn đã trở về và sống trong khung trời cảm xúc của riêng mình.

KHUNG TRỜI BÌNH YÊN
“Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con.” (Tv 139, 13)
Ngoài kia tiếng gió gào thét ầm ỉ như tiêng kêu gào của bà mẹ tìm con lạc. Tiếng gió ào ào đập vào những cành cây tạo thành những tiếng ken két nghe mà đau đớn lòng. Hắn rung lên, da thịt nó co lại, từ trong cổ họng phát ra những tiếng oe ọe.  Mẹ cảm nhận được nổi sợ hãi thầm kín của con bà, tấm tân bé nhỏ của hắn nằm yên trong lòng bà, bàn tay bé bổng quơ quạng khắp nơi để tìm một cảm giác thanh bình và êm ái. Bà ôm con thật chặt vào lòng để trấn an con. Hơi thở của Hắn nhè nhẹ lồng ngực bé bỏng của hắn đưa lên hạ xuống nhịp nhàng. Đôi nhân nhỏ xíu của hắn khi thì duỗi thẳng khi thì đạp tứ tung trong không trung, ánh mắt mờ nhạt nhìn thấy bóng hình mẹ. Hắn cảm được ánh nhìn trìu mến gọi gọn một tình yêu bất tận của mẹ. Đáp lại tình yêu đó hắn nhoẻn miệng cười. Hơi thở bà ấm áp lan tỏa lên tấm thân bé bỏng của hắn làm tan đi hơi lạnh nơi hắn. Ngoài kia gió vẫn không ngừng kêu gào hỏi tìm con. Mỗi lần gió hà hơi gào thét mang theo hơi lạnh buốt giá. Con tim mẹ hắn trở nên se lạnh vì thương đứa con bé bỏng. Mỗi lần hắn cựa quậy bà mẹ lại siết nhẹ vòng tay để kéo sát hắn vào tim hơn để truyền hơi ấm. Bà tự nhủ như đang van lơn “gió hãy đi chổ khắc ở đây không có con của bà, đừng làm đứa con bé bỏng của bà phải giá lạnh”. Cứ như thế, hắn đi vào cuộc đời trong tình thương ấm áp của mẹ.

Bà Hắn bảo khi thần bóng đêm lấy tấm chăn đen khổng lồ che khuất ánh sáng của mặt trời. Mọi người sẽ không còn nhìn thấy mặt nhau, bóng tối sẽ cướp đi những đứa trẻ không ngoan. Tưởng rằng câu chuyện đó chỉ để cho con nít sợ. Nhưng vô hình trung nó đã xâm chiếm tâm hồn mẹ Hắn. Mọi vật đã bị dìm sâu trong bóng đen dầy đặc, đôi mắt của mẹ hắn cũng bị ông thần bóng tối che mất. Và, bà không thầy con mình nữa. Bà hoàng hốt quơ tay tìm kiếm đứa con bé nhỏ. Mặc dầu lý trí mách bảo bà, hắn vẫn luôn nằm bên cạnh bà. Nhưng con tim bà không tin vào điều đó. Vì lo lắng cho đứa con bà luôn nghi ngờ vào trí nhớ của mình mà chỉ tin vào sự mách bảo của trái tim. Khi bàn tay đã chạm vào con bà, bà lại nghĩ không biết con bà có bị lạnh không và cứ như thế bà hoài nghi cả con tim mình. Màn đêm càng dày đặc mọi thứ càng không thể nhìn thấy. Bà mẹ càng sợ hãi vì không thể nhìn thấy đứa con nhỏ bé của mình. Mỗi lần như vậy, bà lại đưa tay chạm đến hắn lần nữa mỗi lần như thế bà mới có thể an lòng. Còn hắn thì cảm thấy được anh bình lan tỏa trong tâm hồn. Nhưng mẹ hắn luôn sợ bóng đêm sẽ cướp con bà đi. Cả cuộc đời bà chỉ mong bảo vệ được đứa con bé bỏng dù giờ bà không còn nhìn thấy gì.  

Văng vẳng trong khắp cỏi, tiếng gà đã dồn dập báo thức mọi người thức dậy. Từ bao giờ mẹ đã có mặt bên bếp lửa hồng. Ngọn lửa sớm uể oải uốn éo theo gió muộn. Ngọn lửa non nớt cố tạo giáng khó coi để nài thêm một vài thanh củi khô. Mẹ hắn hiểu được điều đó, bà đã tặng thêm cho bếp lửa những thanh củi khô thẳng đẹp. Ngọn lửa vui mừng đón nhận. Được tặng thêm củi khô ngọn lửa như được tiếp sức vượt qua sự ỏe oải của sớm mai cố bùng lên thật lớn và nổ những tiếp lách tách nghe như điệu nhạc quen thuộc. Con ngọn lửa như đang múa những điệu múa thật duyên dáng theo tiếng nhịp ti tách của củi khô. Ánh hào quang của ngọn lửa hắt bóng mẹ nó lên tường, nhìn bóng mẹ hao gầy, tảo tần chăm lo cho gia đình, Hắn thầm cảm ơn cuộc đời đã trao cho hắn có người mẹ tuyệt vời. Mỗi lần mẹ hắn nhẹ nhàng nhấc lên bếp cái nồi củ đen xì để thổi cơm sáng cho cả nhà. Hắn cảm nhận mẹ đã trao truyền sức sống cho cả nhà hắn. Ngọn lửa của buổi sớm làm tan đi những giá lạnh của cơn gió lạc lối thì mẹ hắn là hơi ấm sưởi ấm cho cuộc đời hắn. Bàn tay ấm áp của mẹ hắn vừa bao bộc hắn trong lòng giờ bà đã là đôi bàn tay đong từng nắm gạo vào chiếc nồi củ kỉ. Và Hắn luôn thắc mắc, tại sao luôn có cơm vào buổi sáng, tại sao cơm lại dẻo và thơm như thế? Và khi lớn lên Hắn biết mẹ đã làm tất cả. Những hạt gạo khô khốc rời rạc đem đông đầy vào chiếc nồi, thêm nước và bác vào bếp lò, chờ đợi nồi sôi lên từng hồi, và tiếng nồi cơm sôi ọc ọc là niềm vui nho nhỏ của hắn. Ngày ấy, Hắn không ngớt hỏi theo mẹ làm gì? Mỗi khi trả lời mẹ hắn điều xoa nhẹ đầu hắn và cười với hắn: “mẹ nấu cơm”.

 Hẳn cảm giác mẹ có năng lực đặc biệt từ trong nồi hắn không còn nhìn thấy gạo đâu nữa mà thay vào đó hắn chỉ còn thấy cơm trắng thơm lừng. Mỗi lần lấy cơm bà luôn dành cho Hắn những mảng cơm cháy vàng ươm, hắn rất thích được nhai ngấu nghiến những mảng cơm cháy vừa mềm mại nhưng cũng có phần dòn tan, với mùi vị thơm lừng. Ngày đó, hắn càng quả quyết rằng mẹ hắn có phép mầu. Đôi bàn tay chai sạn của bà cùng có phép thuât (trong con mắt ngây thơ của hăn) một hôm, hắn chứng kiến mẹ hắn biến những hạt lúa sần sùi trở nên những hạt gạo trắng ngần. Hôm ấy, hắn đã nhìn thấy khi những lùm chuối trước sân ngã mình dưới đất, bóng cây suôi theo nắng chiều, mẹ hắn đem một gùi thóc đã phơi khô đem đổ đầy vào cối. Từ chiếc cối đó bà đã ra những hạt gạo trắng tinh. Hắn không hiểu bà đã làm cách nào? Chỉ có thể tưởng tượng mẹ hắn đã dùng pháp thuật để hô biến những hạt lúa xù xì khó coi trở thành những hạt gạo bóng bẩy trắng ngần. Sự hoan đổi lạ lùng mà hắn nghĩ chỉ có mẹ mới làm được điều kỳ diệu đó. Và, cứ mỗi lần như thế hắn luôn hãnh diện mẹ hắn có bàn tay pháp thuật làm được mọi thứ.

Trong những lúc khí trời chuyển sang giá lạnh, hắn vùi mình trong cung lòng của cha mà ngủ. Khí trời bắt đầu trở lạnh. Gió lạnh chạm đến từng làn da thớ thịt của hắn. Hắn, anh chị em hắn, cha mẹ hắn và bà ngoại hắn, quay quần bên bếp lửa hồng với nhau. Từng đóm lửa mong manh nổ tí tách bay ra những bụi lửa nhỏ chợt vụt lên cao, mang theo ánh sáng nhỏ và vội vàng lịm tắt trong không gian vô tận  trở lại thành bụi tro như sợ bị ai đó chặn lại. Ngọn lửa quay cuồng cố tìm cho mình một hình hài cụ thể nhưng điều bất thành vì ngọn lửa chưa bao giờ kiên nhẫn đứng yên một lúc. Than hồng dưới đất càng lúc càng sáng rực cố tỏa hơi ấm thật nhiều. Còn hắn nằm yên trong lòng cha hắn. Hắn không thể tiếp tục câu chuyện chung với mọi người, Hắn đã có một khung trời riêng trong lòng người cha về những giấc mơ đẹp mà hắn có thể suy tưởng.
Hồi nhỏ mỗi khi lên đường đi bất kỳ nơi nào, bao giờ cũng thế, hắn luôn được cha đặt ngôi trên vai để mà đi tận cuối con đường. Từ trên đôi vai của cha, hắn có cả một thế giới riêng tuyệt vời mà những người khắc không hề biết. Nào là những con chim đang hái vội một trái cây nào đó để rồi vội bay như sợ người ta bắt gặp, nào là những con sóc nhảy từ cành cây này sang những cành cây khắc nhanh nhẹn không ai có thể đuổi kịp, nào là những bóng mây có hình thù như con người đang lững tửng trôi theo chiều gió. Chốc chốc hắn khúc khích người thỏa thích, mỗi lần như thế, mọi người thường nhắc Hắn kể lại. Hắn say mê tường thuật lại tất cả những gì hắn trông thấy cho mọi người. Hắn như luyên thuyên mãi không hết chuyện. Cha hắn chưa bao giờ bỏ hắn xuống khi chưa về tới nhà. Những ký ước về đôi vai của người cha vẫn luôn đi cùng với hắn cho đến bây giờ. Hắn có một thế giới tươi đẹp trên đôi vai ấy.

Điều thần kỳ mà hắn chứng kiến cha hắn đã làm là lôi lên từ lòng đất những ngôi nhà xinh đẹp, ấm cúng, mà hắn cứ ngỡ rằng đó là phép thuật. Hắn thấy nào lá, nào cây, nào giây mây, tất cả điều để lại một đóng dưới đất là những thứ không có ý nghĩa gì với hắn. Ngày lại ngày qua bàn tay cha hắn đã dựng lên một ngôi nhà vĩ đại. Hắn tưởng rằng từ lòng đất ngôi nhà dần dần được keo lên. Mỗi ngày hắn trông thấy ngôi nhà ngày càng cao hơn. Hắn nhìn mãi, nhìn mãi, nhìn cha hắn mỗi ngày một cao hơn gần hơn bầu trời hẳn tưởng tượng cha hắn đang chạm được bầu trời. Một hôm hắn bảo cha mình lấy giúp cái mây có hình con vui con đang vui đùa trên bầu trời. Khi chiều về, cha hắn đã được cho hắn một con voi con được đẻo từ thân gổ rất đẹp. Hắn ngở rằng cha đã bắt con voi từ trên trời về. Khi ngắm nhìn cha hắn ngồi trên nóc để lợp lá cho mái nhà, hắn tự hào cha về cha hắn như người vĩ đại. Cha đã kéo được một ngôi nhà từ dưới đất lên. Hắn ngây ngô hỏi cha “ở dưới đất có nhiều nhà không cha”? Cha hắn mĩm cười xoa đầu hắn.

Hắn đang tung tăng vui đùa với chúng bạn trong khoảng đất trống trước cửa nhà, khi ông mặt trời già nua nhấc từng bước chân mệt mỏi trở về phía sau cánh rừng nghỉ ngơi. Từng đàn chim ríu rít kêu nhau trở về tổ, một vài con bị lạc đàn hoảng hốt kêu thật thanh trên thing không, bầy heo nhà đen trui trụi mình đầy bùn ủn ỉn đòi ăn bên cái máng quen, đâu đó bọn trẻ con chạy tung tăng í ơi gọi nhau đi tắm suối. Xa xa phía cánh rừng cuối làng, thấp thoáng những bóng người vừa tách mình ra khỏi khu rừng trở về nhà, cha hắn kìa! Một con người có thân hình vạm vỡ, làn da cháy nắng, dáng vốc cao to. Bước ra từ khu rừng rộng vô tận tay phải ông cầm xà-gạc (vật dụng như cái rựa), bên hông ông đeo một thanh đao, tay phải cầm nỏ, vai trái đeo ống đầy tên, trên lưng ông đeo một cái gùi nhỏ. Con mắt của hắn chứa đầy hình bóng của cha còn cánh rừng phía sau lưng ông hắn không tày nào nhìn thấy được. Ông mặt trời cũng đã dừng lại trên ngọn cây để rọi ánh sáng chan hòa soi đường cho người đi.

Những lúc được cuộn tròn trong cung lòng của mẹ, hắn luôn cảm thấy có sự dịu dàng âu yếm nối kết giữa hắn và mẹ. Còn khi được đèo trên lưng cha, hắn vô tư ngủ trong trong thanh bình. Hắn nhẹ nhàng áp tai vào sát tấm lưng nghe từng nhịp đập trái tim của cha, tiếng đập phồng phòng của trái tim ấy làm tâm hồn hắn rộn ràng. Nhịp tim cha hắn lúc thì thì dập dồn khi thì thanh thỏa, lúc thì rộn ràng khi thì đều đều, từng nhịp từng nhịp đưa hắn vào sự bình yên kể cho hắn nghe tình yêu vô ngần cha dành cho hắn.

Những ngày thơ bé mỗi khi bước vào khu rừng chơi, Hắn vui thích thả hồn miên man bay theo với những dòng tưởng tượng bất tận. Đâu đó tâm trí hắn dừng lại hóa nên những cành lá đu đưa theo chiều gió. Lúc khắc hắn ước mong tựa như con chim chích bé nhỏ vui nhảy nhảy từ cành cây này tới cành cây kia. Chán chê với cảnh hóa thân con chim bé nhỏ tâm trí hắn vút lên tận chân trời cao vút hóa thân con đại bảng khổng lồ đang bay lượn không mỏi mệt trên không trung, ngắm thích thú ngắm nhìn mặt đất từ trên trời. Đơn giản như những con kiến lang thang khắp chốn mãi mê tìm mồi, như đàn mối miệt mài xây tổ kiên cố trông như những ngôi đền tròn cầu kỳ kiên cố. Những lúc trời nắng gắt từng giọt từng giọt tia nắng đang cố ánh sáng uốn mình lách qua chảy theo những khe lá nhỏ xíu, trải mình trên đám lá khô, họa nền muôn vạn hình thù đẹp mắt, điềm trên đó những chú bướm vàng khoe sắc. Con suối nhỏ uốn mình như một con rắn thỉnh thoảng từng đàn cá long tong bơi qua trước mặt hắn. Một chiếc lá vàng nhẹ nhàng rơi xuống trên mặt nước. Tựa như chiếc thuyền nan tí hon êm ả trôi theo dòng nước. Không biết dòng suối sẽ đưa chiếc lá đi đến nơi nào? Tựa lưng vào thân cây xù xì, hắn để cảm nhận hơi thở của rừng. Hơi thờ nhè nhẹ chất đầy mùi thơm hoa cỏ của rừng được làn gió mang theo. Hắn nghe được tiếng thì thầm của rừng, hắn cảm được tình yêu bao la mà rừng đã dành cho hắn. Hắn yêu rừng như chính ngôi nhà của hắn. Hắn với rừng có một mối tình duyên muôn thưở. Rừng đã nuôi dưỡng những người thân của hắn, rừng đã từng ôm ấp, bảo vệ tổ tiên hắn. Rừng đã cho hắn trái để ăn, thú rừng để săn bắn, lá cây để chữa bệnh…Và rừng là bạn, là nơi hắn tỏ bày tất cả tâm tư dấu kín trong lòng hắn.

NHỮNG GỢN SÓNG ĐẦU ĐỜI
Lạy Chúa: “Ngài bao bọc con cả sau lẫn trước, bàn tay của Ngài, Ngài đặt lên con.” (Tv 139, 5)
Một hôm khi hắn cùng với gia đình quây quần bên bếp lửa quen thuộc lúc trời đã tối. Lúc đó hắn chỉ biết ban ngày có ánh sáng mặt trời, ban đêm có ánh trăng, và trong nhà có ánh lửa hồng soi sáng. Ánh đèn hắn chưa bao giờ nghe biết. Bên bếp lửa vừa là nơi để mọi người sưởi ấm, vừa là không gian để mọi người trò chuyện với nhau, là lớp học cho những đứa trẻ, nơi hội họp của người lớn. mỗi mùa gió đến hơi ấm của bếp lửa sẽ xoa tan cái giá lạnh. Bếp lửa hồng là nơi quen thuộc của từng thành viên trong một gia đình như hắn, nới đó người ta cùng nhau nói về những khó khăn, những dự định, nổi buồn niềm vui trong cuộc sống. cũng từ đó những đứa trẻ con như hắn chăm chú lắng nghe và cũng sẽ làm thế trong tương lai, cùng một cách thức truyền trao đó, bao thế hệ trong làng đã không ngừng thực hiện. Từ không gian bếp lửa những hội nghị bàn hỏi và đưa ra quyết sách cho đời sống gia đình. Ngọn lừa tỏa ánh sáng dịu dàng soi tỏ từng khuôn mặt cha mẹ hắn, anh em hắn, và hắn hiện lên lúc thì đăm chiêu khi thì vui cười. Hơi ấm của ngọn lửa lan tỏa sưởi ấm con người hắn còn tình yêu thương của gia đình đã sưởi ấm tâm hồn hắn. Những câu chuyện bên bếp lửa đôi lúc kéo dài đến tận nữa đêm. Trong lúc người lớn bàn chuyện thì những đứa nhỏ như hắn thường ngủ gà ngủ gật. Hắn và anh em hắn, tất cả những đứa trẻ con trong làng hắn cũng thế, tụi nó chẳng bao giờ đi ngủ trước khi những câu chuyện bên bếp lửa hồng chưa kết. Thường thì chúng nó thích ngủ tựa vào đầu gối cha mẹ hơn là trên giường. Bên bếp lửa hắn được trao truyền những kinh nghiệm sống, những câu chuyện kể về thời xa xưa ấy; làm sao để chọn được khu đất tốt để trồng lúa, làm sao nhận biết đường về khi bị lạc trong rừng, làm sao săn thú vào mùa khô, làm sao bẫy thú vào mùa mưa, và tổ tiên hắn đã sống như thế nào, họ là ai?… Tất cả những điều đó hắn nhận câu trả lời từ những buổi trò chuyện của mọi người nơi bếp lửa vì đó là ngôi trường đầu tiên của hắn.

Cha mẹ bảo hắn: “mai con tới nhà ông trưởng thôn lới sách vở đi học chử!” Nhà trưởng thôn không lạ gì với hắn, nhưng mấy từ sau “sách vở” “đi học” hắn nghe mà chẳng biết đó là thứ gì? Hắn ừ ừ cho qua chuyện. Nhưng rồi những từ đó để lại biết bao tò mò trong tâm trí nhỏ bé của hắn. Nhà thôn trưởng là nơi hắn thường đến nhận kẹo bánh mỗi lần được cấp phát. Hắn cũng nghĩ sách vở hẳn là một loại thức ăn nào đó thôi. Sáng ra, hắn nhanh chóng chạy tới nhà ông thôn trưởng để nhận sách vở với ý tưởng hắn sẽ là người đầu tiên được nhận và ăn sách vở. Thế nhưng khi đến nơi nhà ông thôn trưởng đầy áp tiếng nói cười rộn rã của đám trẻ con như hắn. Chúng nó là mấy đứa bạn thân quen của hắn. Tụi nó cũng như hắn cứ nghĩ sách vở ăn được! Người đầu tiên nhận sách vở đem khoe với mọi người hắn lần đầu tiên nhìn thấy thứ đó. Bên ngoài bìa có những hình những con thú mà hắn chưa bao giờ nhìn thấy ở ngoài đời, nhưng đôi lần có lẽ hắn có gặp những con vật đó trong trí tưởng tượng. Rồi tên hắn được gọi đến nhận nhận phần quà của mình. Trong tay hắn bây đang nâng cả một thế giới kỳ lạ; nơi đó những con vật có hình thù dị thường, con gì trông giống như con nai nhưng lại có cổ rất dài, da có nhiều đốm đen, lại còn có loài chim khổng lồ, có đôi cánh như của con dơi, mỏ của nó dài đôi mắt hung dữ.  Hắn lật từng trang sách có nhiều hình vẽ rất đẹp rất lạ mắt, trong thế giới đó, những trẻ con như hắn có những bộ quần áo rất đẹp rất lạ, mang trên lưng thứ gì có quai như cái gùi nhỉ có vẻ mặt con mèo, con thỏ, sau này hắn biết đó là những chiếc cặp học sinh, trong cuốn sách đó có những ngôi nhà không lợp bằng lá không che bằng tấm phèn tre, như nhà là hắn vẫn làm. Những hình ảnh trong sách đã làm cho nó ngặc nhiên và thú vị. Hắn mãi mê nhìn bức tranh không còn nghe lời dặn dò của ông thôn trưởng mà hắn nghe tiếng có tiếng không “các con nhận sách vở đi học, học thật giỏi, học để có chử…Các con nhớ giữ gìn sách vở sạch sẽ, cuối năm trả lại cho ông để các em sau dùng tiếp…” Sau một tuần nhận được sách vở, mẹ hắn đã đưa hắn tới trường, gặp mặt thầy giáo… Lần đầu tiên hắn gặp gỡ với những người không biết nói tiếng của Mnông tiêng mà hắn đã nghe, đã sống, đã thấm nhuần từ nhỏ. Trước mặt hắn là một cụ già tóc đã điểm sương mai, có thân hình thanh thoát, đôi mắt hiền từ, là da trắng đang nói tiếng gì mà hắn nghe không biết, không hiểu, lạ quá. Trong lớp học có tầm chục đứa nhỏ nhí nhố trạc tuổi với hắn, đang nói chuyện ríu ra ríu rít mà hắn nghe không hiểu chuyện gì, hắn nói tiếng Mnông mà còn các bạn nói tiếng gì? Còn mẹ hắn nói thì thầy giáo hiểu. Hắn bắt đầu sợ!

 À, kìa có mấy thằng nhóc từ trong làng như nó, cũng đến, nhờ vậy hắn an tâm hơn. Thời gian trôi qua Hắn bắt đầu bập bẹ nói tiếng của thầy giáo với ngữ giọng đặc sệt ngôn ngữ mẹ đẻ. Thầy giáo già cảm và hiểu được những gì hắn muốn nói. Thầy kiên nhẫn cầm tay từng đứa trong lớp để đồ theo những con chử cái đối với các bạn nói tiếng như thầy học nhẹ nhàng hơn. Đối với Hắn tập viết cảm thấy cực kỳ khó chịu, hắn chẳng bao giờ vẻ được hình giống quả trứng gà. Khó khăn trong việc học ngày càng đè nặng trên hắn cho mãi đến lớp hai hắn vẫn chưa phân biệt chữ nào ra chữ nào, những lần tới lớp hắn chỉ mong thầy giáo đừng có kêu tên hắn lên đọc bài. Nhưng rồi một hôm thầy gọi hắn lên bảng tập đọc, hắn ấp úng đánh vẫn mãi không xong một câu văn, đến nỗi thầy không còn đủ kiên nhẫn để chỉ hắn. Ngày hôm đó tan trường hắn buộc phải ở lại trong lớp tập đọc cho ra đoàn văn đó. Khi đó các bạn đã về hết chỉ còn một mình hắn ngôi luyện đọc hơn nữa giờ đồng hồ mới được ra về.
Từ khi tới trường học, mẹ hắn cứ bảo “mày đi học rồi, biết làm việc rồi, sáng dạy sớm quét nhà, cho gà ăn…” Chứ mẹ hắn chẳng bao giờ bảo là phải học bài. Khái niệm học bài thật xa lạ với mọi người trong gia đình hắn, chẳng ai buồn hỏi hôm nay hắn học gì, hắn đặt điểm nào, hắn được thầy cô khen không, những từ vựng kiều loại này không có trong tiềm thức của họ. Và mẹ hắn đã phân công công việc để hắn làm mỗi buổi sáng. Công việc của hắn là cho gà ăn và quét sân nhà. Kẻ từ đó hắn không còn có cơ hội để ngủ nướng Hắn vốn thích dạy trể thường thì mẹ hắn phải đánh thức và bảo hắn cho gà ăn. Gà nhà hắn ăn rất đơn giản chỉ cần một vài nắm thóc, hay bắp thảy xuống đầy mặt đất. Chạy mở cửa chuồng, tự động cả đàn gà ùa ra nơi quen thuộc để mổ để ăn những mẫu thức ăn đã đổ đầy dưới mặt đất. hình ảnh những con gà trống vữa mới chạy ra khỏi chuồng đã vội vỗ cánh vài lần, rướn cao cổ và cất một tiếng gáy ra vẻ oai vệ. Còn những con gà con tíu tít chạy lăng quang chạy theo tiếng gà me kêu rúc rúc. Đặc biệt tham ăn nhất là những con gà choai choai vội và chạy tơi nơi có sẳn thức ăn mổ lấy mổ để như sợ bị người ta dành mất phần. Gà nhà hắn ăn bẩn như thế. Hắn phải canh chừng cho đến hết giờ ăn của đàn gà nếu không những con heo sẽ dành hết phần của gà. Mỗi lần như thế hắn vui thích ngắm nhìn gà trông có dái tai màu trắng, có cái mao màu đỏ, có cái cựa nhọn hoát với long vàng, đỏ, đen tuyền trông thật đẹp. Còn gà mái có bộ lông xấu xí nhưng chăm những đàn gà con thì rất tuyệt. Mỗi lần có những con gà hàng xóm đến, những con gà mái thường ra oai trước để bảo về đàn con. Những con gà choai choai ăn no rồi đấu cựa với nhau. Thường gà ăn hắn bắt đầu lấy chuổi quét nhà. Hắn uể oải đưa chuổi rề rà từng mảng đất vừa rê hắn vừa ngắp ngủ. Nhìn thấy vậy mẹ hắn lại phải nhắc làm nhanh nhanh còn phải đi học.

Ở trường, hắn thường bị mấy người học lớp lớn xúi đấu vỏ. Mỗi lần tan trường về, bãi đất rộng của sân trường được tụi hắn biến thành những sàn đấu võ. Nhiều lúc mỗi người tụi nó trở về với bộ quần áo lấm lem bùn đất của mồ hôi trộn với đất đỏ. Hắn trông bề ngoài mập mạp to khỏe một mình hắn phải đấu lại hai đến ba đứa lúc thì hắn bị chúng bạn đánh tơi tả đầu tóc rối bời khi thì hắn khiến chúng bạn phải chạy có cờ. Một hôm hắn lỡ tay đánh thằng kia chảy máu mũi. Về tới nhà mẹ hắn trông thấy mẹ thằng kia dẫn tới nhà của hắn la lối om xòm đòi bắt đến. Mẹ của hắn làm hòa đem mấy quả trứng gà làm quà đến. Sau khi nhà thằng kia đã ra về, mẹ đã lôi hắn đạnh cho chừa cái tội đánh bạn, dù hắn có giải thích, có thể chạy, có thể nói, nhưng hắn vẫn đứng yên chịu đòn của mẹ hắn. Hắn khóc, khóc lăn lóc dưới đất. Hắn bị mẹ đánh đòn nhiều nhất nhưng bà là người lo lắng cho hắn nhiều hơn bất kỳ ai trên đời. Trong khi Hắn vẫn đang còn khóc thút thít, mẹ mang đến cho hắn một quả xoài chín mộng, một tay nhận quà từ tay mẹ tay còn lại hắn lau nước mắt, hắn vừa cắn trái xoài vừa tỏ ra đáng thương, thỉnh thoảng lại thút thít. Được ăn quả xoài ngon hắn dần quên trận tránh của mẹ. Sau này hắn không giám đánh nhau với chúng bạn nữa.

Kết thúc năm lớp bốn, bạn bè đồng lứa trong làng hắn từng người từng người đã rời khỏi trường, không còn đứa nào muốn học nữa. Hắn là người cuối cùng của làng đang học ở trường. Cha mẹ biết trước sau gì hắn cũng sẽ bỏ học như các bạn trong làng của hắn mà thôi, bằng cách gửi hắn vào nội trú của các sơ nữ vương hòa bình cha mẹ đã mở cho hắn một con đường mới cho cuộc đời hắn. Kết thúc cuối năm học lớp bốn, hắn được phê trong sổ liên lạc là yếu môn toán cần phải thi lại. Lời phê đó vẫn còn đến bây giờ vì hắn đã bỏ trường củ đi đến một phương trời mới. Hắn nghe biết nhà nội trụ xa tít ở đâu đó tận Long Điền, Phước Bình, Bình Phước, nơi các sơ đang nuôi dưỡng và dạy học cho những người có những hoàn cảnh khó khăn như hắn. Thời gian đầu hắn ở trong nhà nội trú hắn gặp nhiều người cũng như hắn, nói tiếng như hắn, nhưng cũng có nhiều người nói tiếng khác tiếng của hắn, mới đến hắn đã cảm giác có cái gì đó rất quen thuộc. Nơi đó hắn nhận được sự dưỡng dục tận tình của những con người trước đây rất xa lạ với hắn. Những  lời dặn dò chân tình của bà sơ bề trên đã để lại nhiều dấu ấn trong tâm hồn hắn “con ở lại đây học để biết được chử, sau này giúp làng, đi tu cũng được” hắn chỉ biết gật gật đầu vì không trả lời như thế nào. Ngay những tháng đầu tiên hắn ở trong nhà nội trú hắn đã phải nhập viện vì bị bệnh sốt xuất huyết có lẽ đây cũng là dấu chỉ cho hắn không thể ở mãi trong nhà nội trú này. Lần đầu tiên trong cuộc đời hắn được đem đi nằm trong bình viện nơi mà có rất nhiều người bệnh tật, hình ảnh của các bác sĩ ý tá là những con người hắn rất hâm mộ, họ có thể cứu sống người. Mười hai tuổi hắn nằm viện một mình không có cha không có cha mẹ ở bên cạnh bù lại được nhiều anh lớn của nhà nội trú đến chăm sóc. Mỗi khi hắn ở một mình, có nhiều người quan tâm hỏi “nhà con ở đâu?” Mỗi khi hắn nói tên làng của mình mọi người không biết có lẽ họ nghĩ hắn nói tiếng mẹ đẻ của hắn. Rồi hắn nói tên tỉnh thì họ tròn xoe mắt ngặc nhiên nói “ con ở xa thế? cha mẹ con đâu?” Khi họ biết cha mẹ không ở gần hắn có nhiều càng thương hắn hơn. Một tuần sống trong bệnh viện hắn cũng vừa được chữa trị xong, hắn bước vào việc học với tràn trề năng lượng, tại đây hắn được học lại lớp bốn vì kết quả học lức ở trường làng không đủ để lên lớp. Trong suốt thời gian theo học tại đây, hắn được quý sơ quý thầy cô khen nhận là sáng dạ hơn cả và ắn được mọi người thương mến các bạn nể trọng.
Hình ảnh của hắn trong ngôi nhà nội trú nổi bật như một học sinh chịu khó học tốt. Các vị phụ tránh luôn dành cho hắn nhiều điều tốt nhất cho hắn, còn các bạn đồng môn rất thích kết thân. Công việc học tập đang có những tiến bộ nhanh chóng, bổng dưng tai họa lại ập xuống tấm thân bé nhỏ của hắn ấy là trong khoảng cuối tuần tháng mười một hắn bị lâm trọng bệnh. Các bác sĩ chấn đoán hắn bị viêm phổi nặng, khó thở, ho ra máu, cần có máy trợ thở. Lúc đó, hắn mơ màng, chỉ thấy những con người vội vã chạy lăng xang, gấp gắp lấy những vật dụng gì đó. Hắn mõi mệt nằm yên trên vật gì như thể là chiếc giường được mọi người đẩy đi. Khi đang nằm yên trên giường được đẩy đi, hắn lờ đờ nhìn thấy trần nhà cứ trôi đi, trôi đi một màu trắng ảm đạm. Thỉnh thoảng ánh mắt hắn bắt gắp ánh sáng bóng đèn lóe điềm trên đó như những ánh sao buồn. Cuối cùng người ta đã đưa hắn tới một căn phòng có trang bị nhiều thứ; toàn những thứ hắn chưa bao giờ biết, nào là ống nhựa trắng dài nối từ bình có nước trong đang sôi sục sục. Người ta nhét ống nhựa đó vào mũi hắn, từ đó hắn lấy lại được cảm giác bình thường. Tự bao giờ sơ đặc trách không thể rời mắt khỏi hắn nhìn hắn trong sự lo âu. Hơi thở hắn ngày càng trở nên khó khăn, ngắt quảng lồng ngực co thắt lại, ho sặc sụa liên tục đôi tay quơ quặng liên miên. Tự dưng bàn tay hắn kéo bứt khỏi mũi ống trợ thở dứt xong hắn trở nên đau đớn thê thảm, sơ chăm sóc bên cạnh càng hoảng hốt. Nghe kể lại lúc đó nét mặt của hắn trở nên tím tái, hơi thở lúc có lúc không, mỗi lần hắn cố gắng hít thở cục máu hồng từ trong cổ họng trồi ra từng cục làm hắn càng mõi mệt. Sợ hải và lo âu các sơ đã yêu cầu các bác sĩ ở đó chuyển hắn đến bệnh viện nhi ở Sài gòn. Không còn biết họ đã đi bằng cách nào nhưng khi tĩnh lại hắn đã thấy mẹ hắn ở bên cạnh.

Nét mặt bà hiện lên nổi khổ đau và sợ hãi tột cùng hai con ngươi mờ đục vì không còn nước mắt. Hơn nữa năm không gặp được bà từ ngày hắn được đem đi học ở nhà nội trú, hắn chưa bao giờ quên khuôn mặt hau gầy, nép nhăn một ngày nhiều hơn và khuôn mặt khốn khổ trông càng thẳm thương, khi nhìn vào hai con ngươi mắt bà sâu hút vô tận vì lo lắng và bất lực, trước cơn đau của hắn. Mỗi lần con bà lên cơn đau, ánh mắt của bà cũng đau theo, và con tim của bà thắt lại từng cơn thay con. Hai tháng trời sống trong bệnh viện hắn và mẹ bước vào một thế giới xa lạ; không có rừng, không có tiếng chim ca, không có dòng suối chảy mà chỉ có những tiếng kèn pi pa pi pô ô tô chạy nườm nượp ngoài đường, ánh sáng đèn điện đã thay thế ánh sáng bếp lửa thân quen và những con người từng xa là đã trở nên quen. Thời gian đầu hắn ở trong bệnh viện mỗi lần có người hỏi mẹ hắn ở đâu, khi mọi người biết hắn từ trong rừng xuống, nhiều người đã tỏ vẻ nghi ngại, họ truyền nhau “những người trên rừng xuống có nhiều bùa ngãi thư ếm lắm” mặc dầu không hiểu được nội dung những lời nói đó nhưng hắn cảm thấy sự xa lánh của mọi người tuy bên ngoài họ tỏ ra vui vẻ cười. Tình thương người với người vẫn luôn chan chứa và có ở khắp mọi nơi, hắn không chỉ nhận sự e ngại từ một vài người mà cũng được đón nhận sự quan tâm yêu thương của những người đồng cảnh ngộ. Và hắn đã kết bạn với một vài người bạn nhỏ. Hắn lúc này chỉ có uống thuốc và xem phim hoạt họa Tom và Jerry, đến bửa có cơm của nhóm từ thiện đem cho. Đến lúc xuất viện hắn trở về lại nội trú nhưng hắn đã không thể tiếp tục việc học sức khỏe của hắn vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. Từ hôm đó lại trở về với quê hương thân yêu sau những tháng ngày sống xa quê nhà, xa người thân, để tìm cho mính những cái chử.

MỘT TÂM HỒN NHẠY CẢM
Lạy Chúa, xin dò xét để biết rõ lòng con,xin thử con cho biết những điều con cảm nghĩ.” (Tv 139, 23)
Mãi mê vui chơi với chúng bạn, hắn không còn nhớ đến giờ phải về. Hắn vừa bước chân vào nhà, cha hắn hỏi “con làm gì trưa không về ăn trưa?” Đứng trước mặt cha hắn chưa kịp nghe câu trả lời, từ trong cái mũi của hắn đã tuôn ra hai dòng máu đỏ. Hắn không biết tại sao? Cha hắn không hiểu chuyện gì? Cha hắn chỉ biết vội vàng bế đứa con trai đáng thương hối hả chữa chạy. Từ đó, hắn không thể kiểm soát được căn bệnh thường xuyên chảy máu mũi. Một hôm, đang vui đùa với chúng bạn, có cô bạn nọ vô ý đập vào đầu tự dưng căn bệnh cũ lại tái phát, máu mũi bắt đầu chảy ra, chúng bạn thấy vậy phát sợ bỏ chạy. Hắn cũng chạy. Hắn chạy thật nhanh về nhà vừa chạy vừa khóc. Khi nhìn con vừa chạy vừa khóc nước mắt với máu trộn lẫn mẹ hắn lao nhanh như tên bay để bế con lên. Và, bà đã đặt con nằm xuống để máu không còn chảy được. Hăn bắt đầu trở nên mối lo âu cho cả gia đình, mỗi ngày mỗi ngày, mọi người điều dặn dò hắn không được ra ngoài nắng chơi, cũng đừng để bạn gõ vào đầu, hắn thường quên những lời dặn dò. Khi lên năm, hắn được cha mẹ cho trông em. Hắn rất yêu em, có những gì chơi hắn điều để em cùng chơi, một hôm chúng bạn dở chứng, làm trò khiến em hắn khóc, hắn không ngăn nổi chúng hắn cũng dỗ em cùng không nín. Hắn cảm thấy bất lực tự nhiên đôi mắt hắn se lại vì cay cay, hắn khóc theo, hai anh em trở về nhà trong khi nước mắt vẫn tuôn rơi.

Một hôm, hắn nghe trong làng xôn xao lạ lùng người lớn rỉ tai nhau: “bố Tân sẽ tới” (Bố Tân được nhắc đến cách bí ẩn, nhân vật mà tất cả mọi người trong làng điều quý mến và kính trọng, ngài là thừa sai của Chúa thuộc hội dòng Tên). Thời đó, làng hắn vẫn còn khá cô lập, chưa có ánh đèn, chưa có nhiều xe cộ, chưa có chợ, chưa có bánh kẹo mọi thứ làng hắn làm chỉ để làng hắn dùng không có buôn bán. Trong khi đó, hắn được nghe cả làng của hắn đón nhận đức tin và được thanh tẩy vào lúc ông bà hắn còn trẻ nhờ những vị thừa sai nước ngoài. Là những người con cái chúa làng hắn rất quý trọng những ai là sứ giả của Thiên chúa, qua các sứ giả họ lại được lắng nghe lời Thiên chúa. Vì vậy, cách thức hắn đón nhận đức tin cũng như thực hành đời sống tâm linh của hắn điều được truyền lại qua buôn làng, qua gia đình, mẹ là giáo lý viên đầu tiên và xuất sắc nhất hắn từng biết đến, mẹ dạy hắn cách thức thực hành đức tin, từ cách làm dấu thánh, những lời cầu nguyện. Còn buôn làng hắn vẫn có truyền thống họp nhau cầu nguyện vào các ngày Chúa nhật tại nhà nguyện giữa làng. Nhà nguyện đơn sơ nhỏ bé, chỉ có tượng Chúa Giêsu chịu nạn, Thánh Giuse, Đức Maria. Từ môi trường đó đã nuôi dưỡng đức tin của hắn. Nhưng vì sao bố Tân lại là một sự kiện lớn cần phải dấu kín. Thời kỳ đó, các vị thừa sai đến ở các vùng xâu vùng xa thường theo dõi ngăn cấm, bắt bớ, trục xuất. Dù khó khăn vì đường xa, cấm cản, bố Tân vẫn đến được với làng. Cả buôn làng đón sứ giả của Thiên chúa trong niềm hân hoan tột độ, hắn cũng mong mỏi được nhìn người của Chúa ra sao, hắn tưởng tượng người của Thiên chúa như một vị có uy quyền, có thể làm nhiều điều kỳ diệu, đúng thật, khi bố  Tân đến làng vào buổi tối, tất cả mọi người trong làng tập trung bên ngài, trong niềm vui chưa từng có, ngài lặng lẽ hỏi thăm từng người, từng gia đình, từng người già đến trẻ con. Hắn ngạc nhiên sao ngài có thể nói tiếng của hắn và biết cả tên cha mẹ hắn. Đến với đàn chiên bơ vơ, khốn khổ, ngài đến sẻ chia tình người, tình Chúa, với quả tim mục tử nhân từ. Hắn thích nghe những của ngài kể mặc dầu hắn không hiểu hết nội dung câu chuyện là gì, nhưng hắn vẫn luôn chăm chú lắng nghe vì mỗi khi ngài cất giọng kể chuyện, hiện lên trên khuôn mặt của ngài một niềm hạnh phúc chứa chan, một niềm xác tín vô bờ. Ngài thường kể cho tụi hắn nghe chúa giêsu rất thương những đứa trẻ. Hắn cảm thấy trong lòng rất vui khi nghe biết điều đó, trước đây, hắn chỉ nghĩ Chúa Giêsu ở tít trên trời cao, Chúa sẽ phạt những đứa con nít không ngoan. Hắn mong một ngày nào đó Chúa Giêsu đến thăm hắn như lời bố Tân “Chúa Giêsu sẽ đến nhà nào có nhiều đứa trẻ ngoan”.
Ngày còn bé hắn luôn nhạy cảm với những lời khen tiếng chê của mọi người và để lại những dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn. Ngày bố Tân lên thăm làng hắn, cũng là lần đầu tiên hắn được ghi hình, hắn rất vui, rất hứng thú với điều mới lạ. Nhưng không ngờ lần đầu tiên đó cũng là lần làm cho hắn thiếu tự tin vào bản thân cho đến hôm nay. Khi bức ảnh của bố Tân chụp được gửi đến làng của hắn, mọi người túm ba túm bày nhìn lại chính hình ảnh của mình, có người khen hình này đẹp, hình kia xấu. Hắn và những đứa trẻ háu hức chau đầu vào nhau mà xem lại những bức hình được ghi lại từng khuôn mặt quen thuộc của tụi hắn. Hắn cầm trong tay tấm hình của gia đình hắn ngắm kỹ khuôn mặt của từng người một, này là hình ba hắn có làn da cháy nắng, này là hình mẹ hắn có mái tóc dài, này là hình bà ngoài mặt có nhiều nếp nhăn, hình anh hắn cao hơn hắn, mãi mê ngắm nhìn mọi người đang tạo giáng nghiêm trang trong bức hình, bóng đâu có một tiếng nói từ phía sau lưng hắn “coi thằng… trong hình xấu nhất, không biết tạo dáng, mặt thì bự” hắn nghe thấy, hắn vội nhìn kỷ vào bức chân dung của mình lại một lần, đúng thật hắn là đứa xấu nhất trong hình. Và từ đó hắn tự dưng sợ chụp hình. Những dịp nào có đoàn nào đến xin chụp tấm hình ba chân bốn cảng hắn chạy thật nhanh thật xa. một hôm trong làng nó có đoàn phật tử ở Sài gòn lên tặng quà nhân đạo. Hắn nghe đâu có chụp hình thế là ba chân bốn cảng hắn chạy nhanh thật nhanh xa thật xa ẩn trốn trong bụi rậm ở gốc nhà, hắn chỉ yên tâm khi chắc chắn không còn ai thấy nữa. Một mình trong bụi rậm kín ẩn hắn bắt đầu thả hồn bay theo thế giới tưởng tượng, Hắn nghĩ mình đang là những con cá thật to đang tự do tung tăng dưới dòng nước mát lành, bơi thật xa vượt qua những thác gành cao nhất, để đến một nơi thật đẹp nơi mà hắn chưa bao giờ nghĩ tới. Trở thành Con cá lâu rồi cũng không làm vui thỏa tâm trí hắn mong mình là con rắn khổng lồ xuất hiện thình lình ngay giữa chúng bạn để chúng nó sợ hãi mà chạy trốn. Thời gian trôi đi lắng lẽ, không có một tiếng động, không có gì để nhận biết, hắn nhè nhàng đi vào trong giấc ngủ hẳn mơ thấy có một vị thần trong bộ dạng lạ lùng đến trao cho hắn một nhiệm vụ vĩ đại phi thường, đưa chúng bạn của hắn đi đến một khu rừng có đầy trái cây, có nhiều hoa đẹp, có những con bướm lượn lờ bay qua, nhưng để đến được nơi đó càn phải bơi qua một con sông rất rộng, không một người trong số các bạn có thể làm được, chỉ duy mình hắn mới đủ can đảm thực hiện điều đó. Trong giấc mơ hắn thấy mình đang cầm một sợi giây mây dài và đang bơi qua ngang con sông lơn trước sự ngưỡng mộ của các bạn. Khi vừa bơi tới giữa dòng sông hắn bổng nhiên tĩnh giấc, nhưng trời cũng trở về xế, cha mẹ hắn đã mõi mắt tìm hắn để nhận quà mà không sao thấy được. Nhưng với hắn ngày hôm đã vẫn luôn là ngày đặc biệt, lần đầu tiên các bạn kính nể, dù đó là một giấc mơ, hăn vẫn cảm thấy rất vui.

Từ những lời chê vô tình của đám bạn đã gây cho hắn biết bao lần tổn thương, không những hắn sợ, tự tin khi đứng ra chụp hình mà còn trong công việc của hắn lúc còn thơ bé. Ngày đó cái ná dùng để bắn đá là vật bất li thân của đám nhỏ tụi hắn. Trong làng thằng nhóc nào cũng có ít nhất là một cái. Thường thì chúng nó tự làm ra cái ná cho mình, những đứa nào không biết làm thì có cha hoặc các anh làm cho, ngày hôm đó lần đầu tiên hắn tập làm ná cho riêng mình, hắn lén lúi lấy dao của cha, cả buổi sáng hôm đó hắn trốn ngoài vườn tự đẻo cho mình một cái ná, hắn dành hết tâm huyết cho sản phẩm đầu tay của mình, đến trưa chiếc ná cũng hoàn thành. Thật buồn cái ná của hắn được các bạn liệt kê vào loại ná không đẹp, không bắt chết được con ruồi, làm xấu hơn của con nít. Nhận được những lời nhận xét vô tình đó hắn cảm thấy xấu hổ và buồn tủi vô cùng. Hắn quay lại trách mắng bản thân và tự dưng nước mắt hắn lại chực trào. Mãi đến sau này hắn vẫn còn tổn thương sâu nặng với những lời khen tặng chê trách. Nỗi đau của một tâm hôn thật khó chữa lành. Đã bao lần hắn cố vượt qua những lời nói thiếu thiện chí, bằng những cách thức suy nghĩ vượt lên chính mình, nhưng cùng vì dễ bị tổn thương cho nên hắn càng dễ đồng cảm với những con người thấp cổ bé họng.

 CÂU CHUYỆN ĐỊNH MỆNH
“Mọi ngày đời được dành sẵn cho con đều thấy ghi trong sổ sách Ngài, trước khi ngày đầu của đời con khởi sự. (Tv 139, 16)
Bà ngoại thường kể câu chuyện “ngày xửa ngày xưa có hai người bạn thân rất thân và tuổi se duyên. Hai người cùng đi lấy chồng nhưng tình bạn của họ vẫn keo sơn như ngày nào, đến khi cả hai điều mang thai, vì tình bạn lâu năm họ không muốn có những gì xa cách nhau. Tình bạn tốt đẹp của hai người muốn được gìn giữ mãi, họ đã lập lời thề nguyền. Nếu một trong hai sinh được con trai và người kia sinh con gái thì hai đứa con sẽ trở nên vợ chồng. Còn nếu cả hai điều là con trai hay điều là con gái, hai đứa trẻ trong tương lai sẽ trở nên bạn thân như cha mẹ.” Và tuổi thơ Hắn đã gắn liền với một câu chuyện tương tự như thế, câu chuyện của hắn được khơi nguồn từ lòng thương yêu của cha mẹ và bà con lối xóm dành cho hắn. Mọi người trong làng thường được nghe những câu chuyện về hắn và một cô bạn đồng trang lứa ngay từ thưở  hai đứa chưa còn chưa biết gọi tên của nhau, hai đưa đã có cùng câu chuyện chung đầy thú vị và có tầm ảnh hưởng rất lâu trong cuộc đời của hài người. câu chuyện là kỳ này lần đầu tiên xuất hiện bên bếp lửa hồng của cô bạn, hôm ấy sau khi đã qua một đêm ngủ dài, người mẹ ôm cô con gái út trong lòng, bên bếp lửa ấm áp vào lúc trời đang còn sương mờ, bà mẹ một tay đang khuẩy nồi cơm, một tay xoa nhẹ lên khuôn mặt bé bỏng của cô công chúa nhỏ. Bà vui cười hỏi bé “tối qua con ngủ mơ thấy gì?” Cô bé nhanh nhảu trả lời “con mơ thấy…” không biết giấc mơ của cô bé ba tuổi có thật không nhưng câu chuyện về giấc của cô bé chỉ trong một ngày mà gần như tất cả mọi người trong làng điều biết và câu chuyện trở nổi tiếng còn truyền lại rộng rãi cho đến khi hai đứa đã biết ngại ngùng khi nhìn nhau. Câu chuyện về giấc mơ cũng được cha mẹ của cô bé dùng để trả lời cho cha mẹ của anh chàng nào muốn con trai của họ lấy cô bạn của hắn làm vợ. Đôi lúc nghĩ lại hắn cảm thấy buồn cười, vậy là ngay từ tấm bé hắn đã xuất hiện trong tâm trí của một có bé đó rồi. Hắn tự đặt cho mình những lời hỏi lạ lùng, phải chăng hắn và cô bạn chính là những đứa con được sinh ra theo lời nguyền ước trong câu chuyện mà bà hắn vẫn kể?

 Bà không chỉ có tài kể chuyện cho chúng tôi nghe vào những buổi tối ở với bà. Khi màn đêm đã buông xuống, sự tĩnh lặng của trời đêm không còn nữa, khi tiếng những con dế ra rã từ trong hăng chui ra tìm gọi bạn, tiếng những con nhái con ếch rộn ràng bên bờ bờ suối cạnh làng. Hòa vào những tiếng động đêm, bà nhẹ nhàng cất lên dọng khàn khàn, bắt đầu kể lại những câu chuyện ngày xưa cho anh em tụi hắn. Câu chuyện hai cô bạn thân hứa se duyên cho hai người con trong tương lai được kể trong không gian như thế. Nhưng sao hẳn cảm thấy câu chuyện đó có gì đó gần như đoạn đầu cho câu chuyện hắn và cô bạn nhỏ kia. Khi hai bà mẹ ngồi lại kể chuyện về giấc mơ của cô bé trông họ thật hạnh phúc và vui mừng lạ lùng. Cho đến những ngày Hắn và cô bạn trở nên ngại ngùng câu chuyện của hai đứa vẫn còn được truyền tụng với ẩn ý nhiều hơn. Mỗi lần nghe câu chuyện “cô bé mơ thấy hắn” càng nhìn nhau càng ngượng ngùng mà không ai nhìn thẳng vào mặt nhau.

Câu chuyện về giấc mơ của cô bé ba tuổi dường như còn chưa làm cho cha mẹ hai bên an tâm. Họ còn loan truyền cho tất cả mọi người trong làng thêm một câu chuyện như là để làm phần kết cho câu chuyện lời thể của hai người phụ nữ mà bà hắn vẫn thường kể. Hôm ấy chị lớn của cô bạn lấy chồng, cả làng đến để chia vui tiệc mừng, mọi người đang chung vui, chúc mừng đôi vợ chồng mới cưới, hắn và cô bạn ra ở ngoài sân chơi, diễn trò theo cô dâu chủ rể nâng ly chúc mừng mọi người, hắn là chú rể nhí còn cô bạn là cô dâu nhỏ, hai đứa diễn theo như hai anh chị lớn vừa làm, hai đứa hồn nhiên lập lại lời thề hứa như hai anh chị trước cây thập giá nhỏ xíu được cắm dưới đất. Câu chuyện được cha mẹ hai đứa thuật lại! Cũng như câu chuyện về giấc mơ câu chuyện “câu dâu chú rễ” nhí được tất cả mọi người trong làng đón nhận và truyền lại cho nhau. Dường như cả làng hắn điều thực hiện cho trọn lời thể ước của hai đôi bạn thân trong câu chuyện cổ tích mà bà hay kể trước khi tụi hắn đi ngủ.

Thời gian cứ trôi mãi về phía trước, trên cung đường của thời gian đi qua, in dấu những ký ức đẹp mà hắn không thể nào quên được. Hai câu chuyện hắn và một cô bạn đã đi bước vào trong thế giới con tim của hắn. Và cũng để lại những niềm thương nhớ trong tâm hồn trong trắng của cô bạn hắn. Tuổi thờ của hắn được đan kết bởi những câu chuyện cổ tích thật đẹp, cha mẹ thương yêu hắn, bon làng quan tâm hắn, cô bạn thì e thẹn với hắn. Nhưng rồi hắn và cô bạn đã không còn viết tiếp phần kết câu chuyện cổ tích của bà, dầu cho hai đữa có cùng một lần thổn thức, đã một lần rung động, đã cùng một lần bẽn lẽn.

Và đã không ngừng được kể lại quá khứ đẹp của hắn, bao giờ cũng thế, mỗi lần nghe câu chuyện được cha mẹ vui vẻ kể lại, cô bạn của hắn thường đỏ mặt tìm cách tránh đi chổ khắc, để tránh đi cái nhìn trêu chọc của mọi người. Cha mẹ hai đứa thường lấy câu chuyện “giấc mơ của cô bé ba tuổi” và “cô dâu chú rể nhí” để kể cho mọi người vào những lúc bon làng tổ chức lễ hội. Trong làng ai cũng nghĩ hắn và cô bạn sẽ cùng với nhau đến cuối cuộc đời. Nhưng không ai ngờ câu chuyện mà bà kể vẫn chưa có ai có thể hoàn thành phần kết. Hắn và cô bạn mỗi người bước theo những ngã rẽ của riêng mình.

Ngôi làng thân yêu của hắn không có những ngôi nhà kiên cố như những căn nhà mà hắn sống sau này, những căn nhà được dựng lên từ những thân cây tạm bợ dễ mục, với những lá cọ xanh được bện lại kỹ lưỡng và những tấm phèn làm bằng tre nứa. Những ngôi nhà trông thật mỏng manh tạm bợ, xa xa trông vào những ngôi nhà tựa như chiếc lá khô đang phơi mình dưới ánh nắng mặt trời gắt, nhẹ tênh chỉ chờ một cơn gió thoảng qua thì bị thổi tung bay, thế nhưng, ngôi những nhà đơn sơ đó đã bao bộc những con người hiền hòa trong làng hắn qua bao thế hệ. Ngôi nhà tuy đơn sơ nhỏ bé nhưng nó lại mạng cho những con người sống dưới đó cảm giác ấm cúng và an toàn. Cả làng của hắn có hơn năm mươi ngôi nhà như thế, mọi người sống quay quần bên nhau không có hàng rào, không có mốc giới phân chia. Vì cánh rừng đã là hàng rào bao bộc dân làng. Hắn chưa bao giờ quên, những buổi chiều khi chiều tà bóng ngã, tụm năm tụm ba thiếu nữ làng hắn ra bãi đất trước nhà để giã gạo. Tiếng chày thập thình thập thình vang lên nhịp nhàng như chính nhịp tim của các cô gái đang đập. Còn mấy đứa con nít vui đùa, í ới gọi nhau đi tắm suối phía cuối làng. Vang vảng đâu đó, tiếng gà trống đơn độc gay vang cả một khung trời, ngoài sân nhà ai bày heo đã kêu ăn, xa xa phía cuối làng vọng lên những tiếng rộng của bầy trâu làng. Lác đác ngôi nhà đã hà hơi những làn khói trắng quyện tròn cả máy nhà, trên bầu trời ríu rít đàn chim trở về tổ. Thấp thoáng từ phía xa đã có cũng đã có người đi làm về.

MẢNG TỐI CUỘC ĐỜI
Xin Ngài xem con có lạc vào đường gian ác thì dẫn con theo chính lộ ngàn đời”. (Tv 139, 24)
Hắn không có một tuổi thơ dữ dội nhưng hắn cũng không thiếu những cái phá phách của trẻ con. Một hôm hắn cùng chúng bạn kéo nhau đi vào rẫy chơi đùa, Hắn vui thích nhìn ngắm những ngọn đồi nhấp nhô hiện ra như những người khổng lồ. Trải rộng trên những ngọn đồi một màu xanh mềm mại được thêu dệt từ những thân cây lúa non. Đám lúa non chào đón hắn bằng những cử điệu lất phất nghiêng mình theo ngọn gió cuốn trông thật vui mắt. Hắn vẫn thường đứng ở đó mỗi lần cùng cha mẹ lên tới đây, vẫn những cây lúa non đó, vẫn những ngọn đồi đó, nhưng lần nào hắn điều thấy mọi thứ cứ như mới lần đầu. Ới ơi! Tiếng mấy thằng bạn gọi tơi, kịp kéo hắn trở về lại với thực tại. Mãi chơi với chúng bạn đến khi mặt trời đã lên cao, mọi người trong đám tụi hắn bắt đầu cảm thấy đói và khát.

Hắn không ngần ngại đề nghị với mấy thằng bạn tìm rẫy nhà nào có dưa hái mà ăn. Bụng đói cổ khắt khô mà có được trái dưa ăn là không còn gì tốt hơn. Tụi hắn nhanh nhảu chia nhau rảo quanh khắp nơi trong khu rẫy của người ta để tìm cho bằng được ở đâu có dưa. Việc hái dưa của người khác đã là hành vi xâu mà tụi hắn còn bết luôn cả những thân cây dưa mong manh. Tụi hắn vừa ăn dưa vừa bứt thân cây dưa làm dây quấn quanh người. Những trò tinh nghịch phá hoại của hắn thường có sự tham gia của chúng bạn, nhưng cũng đôi lúc hắn tự làm một mình. Lần kia, hắn đi ra vườn chuối của hàng xóm, tìm những quả chuối chín gặp quả nào chín hắn dùng răng cắn nữa trái ăn phần còn lại mặc nó hư đi như kiểu con sóc hay chuột ăn vậy. Hăn nghĩ làm như thế người ta sẽ tin rằng chuối bị sóc phá chứ không phải là người trộm. đỉnh điểm việc làm phá hoại của hắn chính là khi hắn cùng chúng bạn gọi nhau đi bắt trộm gà hàng xóm, lần đó hắn bị đã bị phát hiện, và được ông hàng xóm đưa về nhà. Cha mẹ hắn đứng nhìn hắn đứng chết lặng, không ai nói một lời với hắn, cha mẹ hứa sẽ đền bù lại con gà mà hắn và chúng bạn đã lấy trộm. Cha hắn đã lấy một gùi lúa để đền tai họa hắn đã gây ra.

Nhìn ông hàng xóm đi về, mẹ hắn đứng bên cạnh lặng lẽ vào trong không nói với hắn lời nào. Cha dùng bàn tay thô ráp của mình lôi tai hắn vào nhà, ông lây que được bện bằng mây ruột gà, trên gác bếp để đánh đòn hắn. Biết lỗi hắn không giám phản ứng gì mà chỉ biết cắn rằng chịu đựng cho đáng với tội, hắn hứa với lòng sẽ không khóc, nhưng nước mắt hắn cứ từ từ trào ra. Ông  vừa đánh con vừa bảo con sau này đừng có đi ăn trộm: Vì đó là chuyện xấu, là có tội lỗi, là bị đánh…từ trong cổ họng hắn chỉ đáp lại khe khẻ tiếng ừ ừ. Và, càng ngày hắn càng ý thức hơn trong cuộc sống, hắn không còn tính chuyện phá hoại của người khác vì hắn biết đó là xấu.
NIỀM VUI CUỘC SỐNG
“Tạ ơn Chúa đã dựng nên con cách lạ lùng, công  trình Ngài xiết bao kỳ diệu!” (Tv 139, 14)
Hằng ngày hắn cho gà ăn và quét nhà vào buổi sớm công việc này trở nên quen thuộc với hắn. càng ngày hắn càng làm được nhiều việc hơn để phụ giúp gia đình: Nào là nấu cơm chiều chờ cha mẹ đi làm về, nào là đi lấy nước để cả nhà dùng, nào là thái rau heo, nào dọn dẹp nhà cửa, thậm chí có lúc cũng phải giả gạo. Cha mẹ yên tâm với những công việc hắn làm, bà con lối xóm khen hắn biết điều. Mỗi lần như vậy hắn điều cảm thấy vui sướng trong lòng. Đến bây giờ hắn vẫn còn nhớ mãi đến khung cảnh của những buổi giả gạo cùng với mọi người. Khi ngày sắp tàn, những hạt lúa đã được phơi đủ nắng vỏ trấu trở dòn tan tưởng chừng có thể bung bất kỳ lúc nào là lúc thuận tiện để mọi người bắt đầu giả gạo. Từng tốp các cô thiếu nữ gọi nhau à ơi đến bãi đất rộng trước nhà để cùng nhau giả lúa tiếng cười tiếng nói rộn rã làm vui cả bon làng. Hắn là con trai! Giả gạo thường là công việc của con gái nhiều lúc hắn cũng bị các chị trêu đùa đến phát điên. Vì nhà hắn không có chị em gái cho nên khi cả nhà phải đi làm hắn phải đảm nhận công việc này. Nhưng thật ra Hắn rất thích nghe tiếng chày giả lúa thập thình cứ dập dồn theo những nhịp điệu lúc nhanh lúc chậm. Mỗi lần chày va vào những hạt lúa đang nằm gọn trong chiếc cối, từ trong lòng cối vang lên những tiếng loạt xoạt của những hạt lúa cọ xát với nhau. Tiếng chày tiếng cối liên tục vang vọng cả một khung trời, hắn có cảm tưởng cả cánh rừng lẫn bầy thú, con chim trong đó điều im tiếng để lắng nghe tiếng giả gạo của những thiếu nữ làng hắn. Các cô gái nhịp nhàng nâng lên hạ xuống những chiếc chày trên đôi tay rắm nắng. Trước mặt hắn các thiếu nữ như đang biểu diễn những điệu múa duyên dáng của các vũ công chuyên nghiệp, nhịp điệu lúc nhẹ nhàng lúc dập dồn, mọi người biểu diễn nhịp nhàng không lạc nhịp không trật phách, vì họ đã có nhịp đập của trái tim làm điểm tựa. Những cô gái có làn da rắm nắng, những lỏn tóc quăn từ nhiên lăn đều theo gió, ánh nắng ban chiều điểm lên từng vệt sáng vàng trên mái tóc tạo làm cho những sợi tóc trở nên sáng đẹp hơn. Gió, nắng, mưa đã tạc nên tấm thân mỹ miều của họ, càng đẹp hơn khi họ khoắc nơi mình những chiếc ảo thổ cẩm nhiều màu sắc, do chính tay họ dệt lấy. Những cô gái rừng núi, họ còn được phú bẩm đôi mắt đen tuyền, ẩn chứa bên trong một không gian huyền bí như chính núi rừng của họ. Ngắm nhìn vào đôi mắt đó hắn nhìn thấy cả một khu rừng sâu thăm thẳm vừa huyền bí lại vừa thân quen. Huyền bí vì không có ai có thể biết bên trong rừng có những mối nguy hiểm nào cũng thế chẳng bao giờ hắn hiểu được đôi mắt của những cô thiếu nữ kia muốn gì. Thân quen với hắn vì rừng từ ngàn xưa vẫn luôn bao bọc bảo vệ làng hắn an toàn và hắn bắt gặp trong tận sâu thẳm đôi mắt của các cô gái đó cũng chính là đôi mắt của hắn. Trong từng con ngươi của họ bật lên khát vọng cháy bỏng: khát vọng được sống, khát vọng được yêu thương, khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp, khát vọng được chinh phục thiên nhiên. Từng giọt mồ hôi vội vã lìa xa da mặt căng điều vội rơi xuống mặt đất. Thường thường hắn thằng là đứa con trai duy nhất và nhỏ nhất nhóm giả gạo của mỗi buổi chiều.

Giả lúa có rất nhiều công đoạn, đầu tiên người ta phải lấy những mẻ lúa đã được phơi đủ nắng. Công đoạn tiếp theo đem đổ từng mẽ vào cối giả. Họ cần thời gian năm đến sáu phút giả để tách vỏ trấu khỏi hạt gạo. Sau đó, họ sẽ lấy chiếc nia được làm dành riêng cho công việc sàng lúa tách phần vỏ trấu riêng hạt gạo riêng. Lần này phần gạo chưa được trắng. Vì thế, sau khi tách những hạt gạo ra người ta tiếp tục giả lần hai. Lần này công đoạn cũng không khác gì lần thứ nhất nhưng lần này hạt gạo trở nên trắng tinh đẹp hơn vì được giả kỹ hơn. Phần này ngoài những hạt gạo trắng đẹp người ta còn có thể thu về cả tấm lẫn cám, hạt tấm người ta thường dành cho gà con, còn cám được đem nấu cho heo. Hắn chỉ có thể làm được phần giả còn kỷ thuật sàng tách trấu với gạo, gạo với tấm cám hắn cần đến mọi người giúp đỡ. Hắn rất thích cảnh giả gạo vì hắn có thể lắng nghe được nhịp đập của trái tim làng ngang qua tiếng chầy tiếng cối. Người ta chỉ có thể nghe được nhịp đập trái tim, còn hắn, hắn nhìn thấy được nhịp đập của trái tim làng khi ngắm nhìn những chiếc chày nhịp nhàng của các sơn nữa lúc chiều tàn.

Sau những buổi giả gạo mệt mõi, những bụi cám có thể vương đầy người, mồ hôi quyện với bụi bặm trở nên khó chịu biết bao, mỗi lần như thế hắn chỉ thích chạy ùa ra con suối trước làng để trầm mình trong dòng nước mát lành, thưởng thức cái dịu ngọt của con suối đem lại. Cùng với chúng bạn, mỗi ngày hắn điều ra con suối này tắm, tụi hắn thường cùng nghĩ ra nhiều trò chơi để vừa tắm vừa có thể vui đùa dưới nước. Hắn thích trò chơi dấu đồ vật dưới nước. Những cành cây bờ suối thường được tụi hắn tận dùng làm đồ chơi. Trò chơi truy tìm đồ vật dưới nước thường bắt đầu với màn thi ai ngụp lặn dưới nước, người nào mà trồi đầu tiên sẽ được dành quyền dấu đồ vật đã chọn. những người còn lại sẽ đóng vai những người truy tìm đồ vật, người có quyền cất dấu đồ vật sẽ lặn dưới nước, chọn một vị trí nào đó. Sau khi hoàn tất việc dấu kín những người còn lại sẽ bắt đầu tìm kiếm, người nào đầu tiên tìm ra vật đã được dấu, sẽ là người có quyền dấu đi vật chơi. Còn nếu mọi người không tìm được người dấu sẽ được mọi người kiệu về tận nhà. Những năm tháng an bình được Thiên chúa ưu ai tặng ban cho hắn như là bằng chứng Thiên chúa luôn yêu thương hắn.
TÌNH THÂN HUYNH ĐỆ
“Lạy Chúa, con thấy tư tưởng Ngài khó hiểu biết bao, tính chung lại, ôi nhiều vô kể!” (Tv 139, 17)
Thời thơ ấu của hắn luôn bị mọi người trách mắng như là “một đứa chậm chạp, ì ạch, mập mạp…” biết mình không được nhanh nhẹn, hắn thường đi chơi cùng với anh trai. Bất kỳ làm việc gì hắn điều nhìn theo anh và tin tưởng anh lớn luôn bao bọc. Đáp lại anh thường dành cho hắn những điều tốt nhất mà anh có thể làm. Đường xa hắn được anh cổng trên lưng mà đi, trái ngon anh cũng nhường, và bảo vệ hắn trước lời trêu chọc của mọi người. Còn Hắn chỉ thường đem lại cho anh gắng nặng và rắc rồi mà thôi. Có những lúc hắn đòi theo anh gùi nước về, bến nước làng thường nằm ở cách xa nhà ở mãi dưới chân đồi đường đi khó khăn, nhất là vào mùa mưa đường trơn trượt,  mỗi lần lấy nước anh phải đèo chiếc gùi lớn trong đầy bầu nước, bầu nước là những quả bầu khô được dùng để đựng nước dùng hằng ngày của làng hắn, vật dụng quen thuộc mà nhà nào cũng cần. Có lần trời mừa dứt cơn mưa hắn vẫn đòi theo anh  đi lấy nước bằng được. Vai mang nặng đi lên dốc lúc trời mưa càng khó khăn gấp bội, đường đầy bùn nhảo, anh vẫn không hề to tiếng với hắn. Còn hắn đặt tay mình vào tay anh, để anh dìu đi,  miệng sợ hãi kêu, té té té… Nhưng không vì thế anh bỏ rơi hắn, anh vẫn kiên nhẫn cầm tay dắt hắn đi dù anh có nặng thêm, nhọc thêm và có thế té xuống đất cả hai. Cho mãi đến sau này anh vẫn luôn nâng bước  hắn đi qua biết bao nhiều khó khăn.

khi hắn bắt đầu có em, đến lượt hắn phải chăm sóc em nhỏ. Những ngày nghỉ học, hắn được cha mẹ bảo đi vào rẫy cùng mọi người để trông nom em. Những lúc cha mẹ đã làm, hắn thường cõng em đi khắp nơi, tìm bắt những con cào cào, đào những con dế. Em hắn vẫn còn nhỏ, cho nên hắn vẫn phải đèo nó sau lưng suốt buồi, những lúc em ngủ yên thì hắn có thể bắt được nhiều dế, còn khi em hắn khóc thì số lượng dế cũng ít đi. Trông em cực nhất đối với hắn, mỗi khi em buồn, em tè trên lưng hắn, mỗi khi em muốn đi nặng trên lưng hắn cũng thành nơi để em hắn giải quyết. Những mùi em hắn để lại rất lâu, vì thế, mỗi khi đến trường chúng bạn hay trêu là thằng … tè dầm. Ban đầu hắn rất bực mình nhưng dần rồi hắn cũng biết tắm rữa sạch sẽ cho nên không còn mùi hôi nhiều nữa. Anh em nhà hắn mãi đến bây giờ vẫn không có chị em gái nào thật buồn.
ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN
Kỳ diệu thay, tri thức siêu phàm, quá cao vời, con chẳng sao vươn tới!” (Tv 139, 6)
Hắn được sinh ra trong một gia đình công giáo, những năm tháng đầu đời, hắn được dạy cách làm dấu thánh giá và những lời cầu nguyện đơn sơ. Vào những ngày chúa nhật cả làng hắn tụ họp bên nhau trong một ngôi nhà nguyện giữa làng. Thường ngày mẹ hắn nắm chặt bàn tay nhỏ xíu của hắn bà nhẹ nhàng nâng tay của hai người và nhẹ nhàng chỉ vào trắn hắn, khi tay vừa chạm trán, môi bà bật lên “nhân danh Cha” miệng Hắn bập bẹ nói theo. Và bà nhẹ nhẹ kéo tay hắn đặt vào giữa lòng rồi chậm rãi xưng danh Con. Và cứ như thế bà tiếp tục hướng dẫn tay tôi đặt đặt trên hai đôi vai liên tiếp và xưng danh Thánh Thần. Cuối cùng hai tay bà áp vào đôi bàn tay bé nhỏ của hắn chắp lại và thưa Amen. Bà dạy cho hắn làm việc này rất kiên nhẫn và nhiều lần trong suốt thời gian hắn còn bé nhỏ. Khi hắn không còn cần phải nhắc làm dấu thánh trước khi ngủ, mẹ đã dạy hắn bài học cầu nguyện đầu đời vì bà tin rằng khi màn đêm đã đè nặng trên mọi vật. Hắn được mẹ dẫn đi vào giấc ngủ. Con của bà sẽ được ngủ bên bà cho đến khi trời sáng. Và hắn ngoan ngoản cuộn trọn trong lòng bà như thế sẽ rất an toàn và bình yên mà bà nghĩ cần thiết cho hắn. Bà biết, bà có thể làm mọi thứ cho hắn nhưng mà sẽ chẳng thể làm gì được nếu mà không có Chúa gìn giữ. Bà những bước đầu mà tập cho hắn kêu cầu danh thánh “Giêsu ơi, con ngủ đây”. Hắn cứ bập bẹ theo từng lời bà mẹ phát âm ra. Dẫu cho, những lời đó hắn chẳng hiểu biết gì. Thế nhưng, cũng từ đó hắn biết được những lời cầu nguyện trước khi đi ngủ cho đến hôm nay. Âm thầm hắn bước vào trong đời sống đức tin Kitô giáo từ tình thương của mẹ.

Vào những dịp giáng sinh cả bon làng hắn rộng ràng cả lên, nhà nhà điều chuẩn bị: nào là nếp, nào là đậu, nào là ngô, và nhất là những ống nứa nhỏ dài. Người ta lấy ống nứa để dùng nấu cơm lam vì đây là món không thể thiếu vào những dịp giáng sinh làng của hắn. trước những ngày giáng sinh mọi người lo sửa soạn nhà cửa, mọi nhà trong làng điều làm cho gia đình mình một cây thánh giá đặt trước cửa nhà. Cây thánh giá được chọn từ những thân cây thẳng đẹp, bóc vỏ trắng tinh, thân cây thánh giá được bó quấn bằng những lá cây, nhìn đẹp mắt. Vào đúng 25 đến nhà nguyện để cùng đọc kinh và chia sẽ lời chúa với nhau, sau khi giờ kinh đã kết thúc, tất cả các gia đình trong làng trình ra ngoài sân những món ăn truyền thống mời tất cả mọi người đến thưởng thức. Trong dịp này, mọi người ai cũng vui cười từ người lớn đến trẻ con, từ người già đến con nít. Ngoài bữa tiệc tại nhà nguyện, mỗi gia đình cũng tự làm bửa tiệc gia đình để mời bà con lối xóm. Mùa giáng sinh là những thời gian vui nhất trong làng. Ngoài những bữa tiệc vui linh đình còn có những tiết mục biểu diễn văn nghệ mừng chúa giáng sinh. Vui nhất là tất cả cộng đồng được tham được mời tham gia múa cồng chiêng. Tiếng cồng chiêng vang lên trong giữa đêm giá lạnh hòa với tiếng reo hò của mọi người, dường như đã bóng tối của đêm đen đi xa. Mỗi lần tiếng chiêng vang lên tâm hồn của hắn cùng được nâng cao theo âm vang đó đi thật xa. Tiếng chầy giả gạo là nhịp đập trái tim của những cô thiếu nữ rừng núi làng hắn còn tiếng chiêng chính là tiếng đập của con tim tràn trề nhựa sống từ những chàng trai bon làng hắn. Tiếng ấy vừa mạnh mẽ vừa ngân vang vừa mời gọi vừa xua tan. Mời gọi con tim mọi người gắn kết với nhau để xua tan đi những bóng tối của sự dữ.




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

ANG DRIM